Sự khác nhau giữa TT báo cháy thường và TT báo cháy địa chỉ

Sự khác nhau giữa TT báo cháy thường và TT báo cháy địa chỉ

   Trung tâm báo cháy thường (Conventional Fire Alarm Control Panel).

–  Giám sát và báo cháy theo từng khu vực (zone ). Mỗi zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị đầu vào (đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.

 –  Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone. Do nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống.

  • Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều kênh (zone). Một số trung tâm báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng hệ thống báo cháy.
  • Mỗi mạch zone sử dụng 2 hoặc 4 lõi dây nên số lượng các dây tín hiệu nối về trung tâm báo cháy là rất nhiều. Điều này làm cho việc đấu nối trở nên phức tạp và tốn kém đối với hệ thống báo cháy có nhiều zone.

 Trung tâm báo cháy loại thường sử dụng 1 hoặc nhiều mạch điện kết nối với các thiết bị khởi tạo (đầu báo, nút nhấn) theo kiểu nối dây song song, mỗi mạch điện này được gọi là mạch tín hiệu.

–  Mạch tín hiệu được nối với hỗn hợp thiết bị khởi tạo trong cùng một khu vực bảo vệ. Tình trạng bình thường, không bình thường hay báo động của khu vực được hiển thị nhìn thấy trên mặt hiển thị (annunciator) của trung tâm báo cháy. Mặt hiển thị có thể là LED hoặc LCD.

 –  Trên mặt hiển thị thường ghi tên khu vực (zone) bảo vệ. Chính vì lý do này mà chúng ta quen gọi một cách thiếu chính xác rằng mạch tín hiệu của trung tâm báo cháy là zone.

–  Để kiểm soát đường tín hiệu, một thiết bị (thường là điện trở) được lắp ở cuối đường dây tín hiệu, song song với thiết bị xa nhất trên đường tín hiệu, thiết bị này thường gọi là thiết bị cuối đường dây hay là điện trở cuối đường dây. Kiểu nối dây này gọi là kiểu Class B.

c30

 

–  Bình thường trên mạch tín hiệu sẽ có một dòng điện đi qua thiết bị cuối đường dây trở về trung tâm báo cháy. Nếu đường dây bị đứt, dòng điện sẽ bị suy giảm và trung tâm sẽ phát tín hiệu báo sự cố của mạch đó.

 –  Để chức năng giám sát có hiệu quả yêu cầu các thiết bị trên đường tín hiệu không được nối dây theo kiểu rẽ nhánh.

–  Một số trung tâm báo cháy cho phép đấu nối đường tín hiệu theo kiểu mạch vòng (Class A) mà không dùng    điện trở cuối đường dây. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc giám sát và duy trì hoạt động của hệ thống khi bị đứt dây, tuy nhiên thường thì khi chọn đấu dây kiểu Class A dung lượng zone của tủ bị giảm đi một nửa.

 

c31

–  Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều mạch cảnh báo (đầu ra). Các thiết bị báo động bằng âm thanh hoặc ánh sáng được lắp song song trên mạch cảnh báo. Mạch cảnh báo có thể được lập trình để báo động theo một hoặc một nhóm mạch tín hiệu (zone) hoặc báo động chung. 

–  Một số trung tâm cho phép lắp thiết bị cuối đường dây để kiểm soát mạch cảnh báo theo kiểu Class B hoặc lắp mạch vòng theo kiểu Class A.

    Trung tâm báo cháy địa chỉ  (Addressable Fire Alarm Control Panel).

 Hệ thống báo cháy địa chỉ có những tính năng vượt trội hơn hệ thống báo cháy thường, với dung lượng thông tin lớn, khả năng điều khiển linh hoạt.

–  Giám sát, báo cháy và điều khiển theo từng thiết bị (địa chỉ). Thiết bị địa chỉ có thể là các đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp, còi, đèn và các module để giao tiếp với các thiết bị thường và thiết bị ngoại vi.

+  Dung lượng của trung tâm báo cháy địa chỉ được xác định bởi số lượng mạch SLC (Signaling Line Circuits) và số thiết bị địa chỉ cho phép lắp trên mỗi mạch SLC.

+  Mạch SLC cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó. Mỗi mạch SLC có thể đáp ứng cho vài chục đến vài trăm thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.

+  Mỗi mạch SLC loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị thường (không địa chỉ) được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ. Mỗi thiết bị địa chỉ trên mạch SLC loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.

+  Giám sát được thực hiện từ trung tâm điều khiển bằng cách thăm dò tới các thiết bị trong mạch SLC loop. 

+  Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm  (địa chỉ), cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.

+  Rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối các thiết bị đầu vào với các đầu ra.

–  Trung tâm báo cháy địa chỉ sử dụng 1 hoặc nhiều mạch tín hiệu SLC (Signaling Line Circuits), thường được gọi là loop.

 –  Tuỳ thuộc vào giao thức (Protocol) được sử dụng, mạch SLC có thể gíam sát hoặc điều khiển hàng trăm thiết bị.

 –  Một số giao thức cho phép lắp hỗn hợp đầu dò và các module vào/ra trên cùng một mạch SLC, trong khi một số giao thức lại chỉ cho phép lắp tối đa 50% dung lượng cho đầu báo quang/đầu dò và 50% cho module vào/ra.

 –  Trung tâm báo cháy giám sát các thiết bị trên mạch SLC theo kiểu thăm dò (poll), mỗi lần thăm dò một vài hoặc nhiều thiết bị tuỳ nhà sản xuất. Hệ thống báo cháy lớn có thể sử dụng nhiều mạch SLC.

 –  Mỗi một thiết bị lắp trên mạch SLC sở hữu một địa chỉ riêng, do đó trung tâm báo cháy biết được tình trạng của từng thiết bị riêng lẻ kết nối với nó.

 –  Khác với trung tâm báo cháy thường, trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép đấu nối lẫn lộn cả thiết bị khởi đầu (đầu vào) và thiết bị điều khiển (đầu ra) chung trên cùng một mạch tín hiệu loop SLC.

c32

 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT  CÔNG NGHỆ QUỐC NAM 

114/26 Dương Quảng Hàm , P. 5, Q. Gò Vấp , TP.HCM

ĐT: 08 39858875 Fax : 08 39858875  Hotline: 0938 315 299

Website : https://quocnam.com.vn/      Email: pcccquocnam@gmail.com