Lắp đặt hệ thống chữa cháy khí FM-200 SRI

Hệ thống chữa cháy khí FM-200 SRI đặc biệt hữu dụng tại các vị trí:

+ Phòng điều khiển, phòng xử lý dữ liệu.
+ Phòng biến áp, phòng điện.
+ Phòng thiết bị viễn thông.
+ Kho chứa khí và chất lỏng dễ cháy.
+ Kho sách quý, thư viện,…

Cách tính khối lượng khí FM-200/ Formula Caculatio

– Khi tính toán khối lượng hoá chất phải chú ý đến mức nhiệt độ của khu vực, mật độ FM-200 được tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 7161-9-2009 và NFPA2001-2012.

W = (V/S)(C/(100-C))

Trong đó:

W= khối lượng FM-200 (KG).

V = thể tích khu vực cần bảo vệ (M3).

C = mật độ fm-200 tính theo thể tích tại nhiệt độ thiết kế 20°C (7.9%).

S = 0.1269+0.000513T.

T = nhiệt độ thiết kế của phòng được bảo vệ (0C).

Vị trí lắp đặt các thiết bị hệ thống điều khiển

– Tủ điều khiển chữa cháy đặt tại trước và bên ngoài phòng chữa cháy.

– Đầu báo khói, đầu báo nhiệt tính toán số lượng và lắp đặt theo đúng tcvn 5738: 2001. lắp đặt bên trong phòng chữa cháy.

– Nút nhấn kích hoạt xả khí lắp đặt tại tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy, cách sàn 1.25m.

– Nút nhấn trì hoãn xả khí lắp đặt tại tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy, cách sàn 1.25m.

– Chuông báo cháy , còi/đèn báo xả khí, lắp tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy. cách trân 300mm.

– Bảng cảnh báo đặt bên cạnh tủ điều khiển chữa cháy.

Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200

Hệ thống hoạt động ở 2 chế độ: tự động và bằng tay

Hệ thống được thiết kế, lắp đặt và cài đặt lập trình sao cho chỉ kích hoạt quá trình chữa cháy khi có 2 tín hiệu báo cháy đồng thời trong cùng 1 khu vực từ hệ thống cảnh báo cháy.

Khi có 1 tín hiệu báo cháy về tủ điều khiển xả khí, lúc này tủ điều khiển cung cấp tín hiệu báo động liên tục bằng chuông / đèn trong khu vực nhằm cảnh báo cho mọi người có mặt trong phòng sơ tán ra khỏi phòng ngay.

Khi có 2 đầu dò báo cháy đồng thời, tủ điều khiển xả khí xuất tín hiệu báo động liên tục bằng còi đèn bảo xả khí và bảng cảnh báo di tản cấm vào. Tủ điều khiển kích hoạt thời gian trễ (được cài đặt và lập trình từ trước). Khi hết thời gian trễ đếm ngược, tủ sẽ kích hoạt van điện từ các bình. HFC-227EA ( FM-200 ), khí FM-200 được phun vào phòng được bảo vệ.

Hệ thống có khả năng kích hoạt bằng tay tại khu vực được bảo vệ. Hoạt động của nút nhấn xả bằng tay sẽ làm xuất hiện trạng thái báo động trên tủ điều khiển và xuất tín hiệu kích hoạt chữa cháy ngay lập tức. Bỏ qua thời gian trễ, đồng thời bỏ qua mọi tác động của nút nhấn tạm dừng xả khí.

Ngoài việc kích hoạt hệ thống chữa cháy, tủ trung tâm còn cấp tiếp điểm hoặc nguồn 24VDC để cắt hệ thống quạt thông gió, hệ thống HVAC cắt nguồn cung cấp, giao tiếp với hệ thống báo cháy của toà nhà.

Quá trình xử lý sau khi cháy

Mở cửa khu vực cháy để hỗn hợp khí sau cháy thoát ra ngoài hoặc sử dụng quạt hút để hút khí nhanh ra ngoài.

Thực hiện các bước reset (thiết lập trạng thái ban đầu) hệ thống để hệ thống không gây báo động sau cháy.

Nạp lại bình khí theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo khu vực sau cháy hoạt động bình thường.

Bố trí bình chứa

Các bình chứa, cụm van và phụ kiện phải được sắp xếp sao cho có thể tiếp cận được để kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng khi cần thiết.

Các bình chứa được lắp đặt chắc chắn và gá đỡ phù hợp với tài liệu hướng dẫn lắp đặt các hệ thống chữa cháy để thuận tiện cho việc bảo dưỡng bình chứa và các thiết bị liên quan.

Khu vực đặt bình chứa khí FM-200 không được bố trí ở nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt hoặc bị hư hỏng do tác động về cơ học, hóa học.

Chú ý:

Không được nạp các bình chứa FM-200 đến mật độ nạp cao hơn so với quy định của nhà sản xuất.

Trên mỗi bình có một van an toàn và trên van đầu chai có đĩa an toàn có tác dụng chống quá áp.

Trước khi lắp ráp lần cuối cùng, ống và các phụ tùng đường ống phải được kiểm tra bằng mắt để bảo đảm rằng chúng sạch sẽ, không có bavia, gỉ, không có vật lạ ở bên trong và toàn bộ ống thông suốt. sau khi lắp, hệ thống phải được thổi thông ống bằng không khí khô hoặc khí nén khác (Nito, Co2).

Trong các hệ thống mà chỗ lắp van điện từ và lắp van chọn vùng đều được trang bị phương tiện để tác động bằng tay.

Các ống, phụ tùng ống, giá đỡ và các vật liệu thép sử dụng các vật liệu chống ăn mòn.

Không được sử dụng ống gang và ống phi kim loại.

Các ống mềm (bao gồm cả các đầu nối) được làm bằng vật liệu đã được chấp nhận và thích hợp để làm việc ở áp suất cho trước của khí chữa cháy. Nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất theo yêu cầu từ nhà sản xuất và được bao gồm theo bình.

Phụ tùng đường ống

Các phụ tùng đường ống phải có áp suất làm việc danh nghĩa nhỏ nhất bằng hoặc lớn hơn áp suất lớn nhất trong bình chứa ở 50°c hoặc ở nhiệt độ theo qui định của tiêu chuẩn quốc gia khi được nạp tới mật độ nạp lớn nhất cho phép đối với khí chữa cháy được sử dụng.

Không dùng các phụ tùng đường ống bằng gang.

Các hợp kim hàn và hàn đồng phải có điểm nóng chảy trên 500°c.

Công việc hàn phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan.

Khi các ống đồng, thép không gỉ hoặc các ống thích hợp khác được nối với các phụ tùng đường ống bằng phương pháp ép thì các giá trị áp suất, nhiệt độ. Ép không được vượt quá các giá trị áp suất, nhiệt độ của nhà sản xuất đối với phụ tùng đường ống và phải chú ý bảo đảm tính toàn vẹn của cụm lắp.

Kết cấu thép liên hợp. khoảng cách giữa các giá đỡ ống phải theo qui định.

Phải có giá đỡ thích hợp cho các đầu phun và các phản lực của chúng sao cho không có trường hợp nào mà khoảng cách đối với giá đỡ cuối cùng lại lớn hơn.

a) Đối với ống có đường kính ≤ 25 MM : ≤ 100 MM.
b) Đối với ống có đường kính > 25 MM : ≤ 250 MM.

Sự dịch chuyển của đường ống gây ra bởi các dao động về nhiệt độ tăng lên do môi trường hoặc sự phun khí chữa cháy có thể được xem xét, đặc biệt là trên các chiều dài ống lớn, và nên được tính đến khi quyết định các phương pháp cố định giá đỡ.

Áp lực chịu tải của đường ống lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần áp suất làm việc của hệ thống.

Chủ đầu tư và đơn vị thi công tự chịu trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu về áp lực đường ống trước khi đưa hệ thống vào hoạt động.

Các van

Tất cả các van, đệm kín, vòng đệm tròn (chữ o), vật liệu bịt kín và các chi tiết khác của van được thiết kế bằng vật liệu thích hợp với khí chữa cháy và thích hợp với các áp suất và nhiệt độ khi làm việc (được chế tạo từ nhà sản xuất và bao gồm trong cụm bình).

Các van được bảo vệ chống các loại hư hỏng cơ học, hóa học hoặc các hư hỏng khác.

Sử dụng các vật liệu chống ăn mòn hoặc các lớp phủ trong môi trường có sự ăn mòn khốc liệt.

Các đầu phun, bao gồm cả các đầu phun được gắn trực tiếp vào các bình chứa phải được phê duyệt và phải được định vị phù hợp với kích thước hình học của khu vực được bảo vệ đa được xem xét.

Số loại và việc bố trí các đầu phun phải sao cho:

a) Đạt được nồng độ thiết kế trong tất cả các phần của khu vực được bảo vệ.

b) Khi phun không được phun quá mức các chất lỏng cháy được hoặc tạo ra các đám mây bụi có thể mở rộng đám cháy, tạo ra tiếng nổ hoặc các ảnh hưởng có hại khác đối với những người đang có mặt.

c) tốc độ phun không được ảnh hưởng có hại đến khu vực được bảo vệ hoặc các vật chứa bên trong.

Khi có thể bị tắc bởi các vật liệu lạ, các đầu vòi phun phải được trang bị các đĩa hoặc các nắp nổ. các bộ phận này phải có các khe hở cho hoạt động của hệ thống và phải được thiết kế và bố trí để không gây thương tích cho người.

Các đầu phun phải thích hợp cho sử dụng và phải được phê duyệt về đặc tính phun, bao gồm các giới hạn của diện tích quét và chiều cao hoặc phải được phê duyệt theo thủ tục qui định trong các tiêu chuẩn quốc gia về đầu phun.

Các đầu phun phải có độ bền thích hợp cho sử dụng với áp suất làm việc qui định, chúng phải có khả năng chịu được sự tác động quá mức về cơ tính danh nghĩa và phải được thiết kế để chịu được nhiệt độ quy định mà không biến dạng.

Các ống lót lỗ phun của đầu phun phải được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn. Các đầu phun phải được ghi nhãn bền vững để nhận diện nhà sản xuất và kích thước của lỗ phun.