Phòng cháy và thoát hiểm đối với nhà cao tầng
Hiện nay tại các đô thị lớn, số nhà cao tầng liên tục phát triển đã góp phần không nhỏ tạo ra các đô thị Việt Nam ngày càng khang trang, hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh số nhà cao tầng chiếm tỷ lệ cao so với cả nước, có trên 1000 ngôi nhà từ 7 tầng trở lên; trong đó gần 500 nhà cao tầng ( >10 tầng). Tuy nhiên do ý thức PCCC của những người chủ cơ sở còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất và kinh doanh các loại dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, trong đó phải kể đến một số vụ cháy điển hình như:
Vụ cháy vào chiều ngày 8/5/2012 tại cao c Maritime Bank số 180 – 192 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM. Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người, ước tính thiệt hại vật chất khoảng 30.000USD. Nguyên nhân được xác định do sơ xuất trong quá trình hàn cắt đặt hệ thống máy tản nhiệt, máy làm mát cho tòa nhà.
Vụ cháy vào ngày 28/7/2013 ở tầng 4 khách sạn Sofitel Saigon Plaza (đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM), nguyên nhân cháy do chập điện.
Vụ cháy ngày 23/6/2014 tại toà nhà văn phòng – chung cư CoPac số 12 Tôn Đản, quận 4, TP.HCM đã thiêu rụi khoảng 9m2 căn hộ A6 tầng 22 của toà nhà này, cùng nhiều vật dụng. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện từ chiếc quạt bàn gây nổ làm cháy hệ thống điện.
Chung cư 24 tầng Copac Square, nơi xảy ra vụ cháy
Đối với những tòa nhà cao tầng, yêu cầu đặt ra về an toàn PCCC&CNCH hết sức nghiêm ngặt, các tòa nhà trên 10 tầng bắt buộc phải có hệ thống báo cháy(1) và chữa cháy tự động(2), hệ thống thông gió hút khói cho tầng hầm, buồng thang, phải đảm bảo có ít nhất 2 cầu thang thoát hiểm, có đèn chiếu sáng sự cố, bảng chỉ dẫn lối thoát nạn dọc theo hành lang, cầu thang và lối thoát nạn…Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số các ngôi nhà này có rất nhiều chủ sở hữu, bên trong được cho thuê làm văn phòng, cửa hàng kinh doanh buôn bán, cửa hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí, nhà sách, rạp chiếu phim…nên luôn tìm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy, nổ. Mặc khác, tại các chung cư cao tầng, nhất là các chung cư tái định cư, việc lấn chiếm lối thoát nạn làm nơi để hàng hóa, xe máy vẫn còn nhiều, việc vứt rác, tàn thuốc hay sử dụng điện quá tải còn diễn ra phổ biến, công tác tự kiểm tra chất lượng và duy trì chế độ hoạt động của các trang thiết bị PCCC chữa cháy chưa đạt hiệu quả cao, hệ thống PCCC sau một thời gian đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa, thay thế, đường giao thông nội bộ cho xe chữa cháy tiếp cận các vị trí của công trình không bảo đảm …làm cho công tác PCCC ngày càng trở nên phức tạp.
(1) Thiết bị báo cháy tự động Hochiki, GST, Apolo, Chungmei, Horing …
(2) Thiết bị chữa cháy tự động máy bơm chữa cháy, đầu phun sprilker, hệ thống van, công tắc chữa cháy
Do đó, để đảm bảo an toàn phòng cháy và thoát hiểm đối với nhà cao tầng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Trong hoạt động nếu có sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy, nổ khác… phải thực tốt các quy định về đảm bảo an toàn PCCC.
3. Nơi đun nấu, nơi được phép sử dụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan.
4. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt.
5. Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm…
6. Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống được làm bằng vật liệu không cháy và chèn kín bằng vật liệu không cháy.
7. Hệ thống cung cấp gas phải có thiết bị cảnh báo rò rỉ và tự động ngắt khi có sự cố, bình chứa gas phải để phía ngoài tòa nhà.
8. Bố trí các bộ phận không nguy hiểm về cháy xen kẽ giữa các bộ phận nguy hiểm về cháy để chống cháy lan.
9. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đảm bảo chữa cháy trên toàn bộ diện tích.
10. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình theo quy định.
11. Lối thoát nạn phải đảm bảo yêu cầu sau:
Có đủ lối thoát nạn, bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng; có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn.
Cửa trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng.
Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
Trong thời gian hoạt động tất cả các cửa thoát hiểm phải luôn ở trạng thái mở. Tuyệt đối không xếp hàng hóa, vật dụng trên các hành lang, lối vào cầu thang.
12. Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn cứu hộ cho lực lượng PCCC, bảo vệ công trình.
13. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy, nổ; bể nước dự trữ đủ nước để chữa cháy.
14. Định kỳ kiểm tra an toàn PCCC gồm kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, thiết bị điện, khi có dấu hiệu kém chất lượng phải được thay thế ngay. Hệ thống điện phục vụ sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ; hệ thống điện chiếu sáng, bảo vệ và hệ thống điện phục vụ chữa cháy phải được đấu nối độc lập từ tủ điện chính.
15. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn – cứu hộ, thoát nạn trong tình huống cháy phức tạp nhất.
16. Tăng cường lực lượng PCCC tại chỗ trực ban đêm. Khi xảy ra cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số điện thoại 114); báo cho Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập tắt đám cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người, cứu tài sản./.
Ngoài ra, khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, hãy bảo vệ bản thân mình bằng cách trang bị một số kiến thức an toàn thoát nạn khi có cháy hay sự cố xảy ra như sau:
Để đảm bảo an toàn cho mọi người và cho chính mình, mọi người chúng ta hãy nêu cao ý thức cảnh giác và tuân thủ các quy định an toàn về PCCC.