Hướng dẫn sử dụng trung tâm báo cháy Hochiki HCV

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRUNG TÂM BÁO CHÁY HOCHIKI HCV

Hệ thống báo cháy (HTBC) gồm nhiều khu vực. Mỗi khu vực tương ứng với một zone của trung tâm báo cháy. Tên của khu vực được ghi trên mặt tủ báo cháy. Khi có cháy hoặc có sự cố của khu vực nào, đèn khu vực đó sẽ sáng.

BIỂU HIỆN KHI CÓ CHÁY

Khi có cháy hệ thống báo cháy thể hiện như sau:

– Đèn Fire trên tủ sáng

– Đèn zone tương ứng với khu vực có cháy sáng

– Còi chính bên trong tủ báo cháy và chuông, còi bên ngoài hệ thống sẽ kêu

  1. Quan sát đèn trên tủ báo cháy để xác định chính xác khu vực có cháy.
  2. Khẩn tương tới khu vực có cháy để xác minh vị trí cháy.
  3. Báo CS pccc 114 và thực hiện các phương pháp chữa cháy tại chỗ.

THAO TÁC KHI CÓ SỰ CỐ

Tắt còi báo động chính: (còi gắn bên trong tủ báo cháy)

– Dùng chìa khóa truy cập mức 2.

– Nhấn nút “Alarm/ Fault Warming Silence”, còi báo động tắt và đèn “Alarm/ Fault Warming Silence” sáng.

– Còi báo động sẽ kêu lại khi trung tâm nhận được tín hiệu báo cháy khác.

Tắt tiếng chuông/còi báo cháy:( chuông còi báo cháy gắn bên ngoài tủ)

– Nhấn nút “Silence /Sound alarm” tất cả chuông báo cháy bị tắt.

CÁC THAO TÁC VẬN HÀNH BỔ SUNG

1.Trạng thái bình thường

Ở trạng thái bình thường khi toàn bộ hệ thống hoạt động tốt chỉ có đèn Power on màu xanh sáng.

2. Khi báo cháy

Khi tủ nhận được tín hiệu báo cháy từ đầu báo hoặc nút nhấn, đèn Fire sáng và đèn zone tương ứng bị cháy nhấp nháy. Rơle Fire và Local Fire kích hoạt và truyền tín hiệu đến bất kì hệ thống nào nối với nó, tất cả các chuông kết nối đến mạch chuông sẽ làm việc.

3. Tắt /mở tiếng chuông

Nút silence/ sound alarms chỉ hoạt động ở mức 2, khi khóa được vặn. Để tắt tiếng chuông ấn nút silence/ sound alarms khi đó đèn báo cháy zone đang cháy sẽ chuyển từ đang chớp sang sáng liên tục. Để mở lại tiếng chuông ấn nút silence/ sound alarms lại lần nữa.

4. Reset

Vặn khóa truy cập mức 2, ấn nút reset.

5. Zone lỗi

Bất kì điều kiện nào như gỡ đầu báo ra khỏi đế, đứt dây, chập dây, thiếu điện trở cuối đường dây đều gây ra lỗi, khi đó đèn tương ứng với zone bị lỗi sẽ sáng.

6. Lỗi nguồn

Mất nguồn cung cấp chính hoặc ắc quy bị ngắt, yếu đều gây ra lỗi nguồn, khi đó đèn FaultPower Fault LEDs sáng.

7. Lỗi hệ thống

Đèn System Fault LED sáng chỉ ra bộ nhớ chưa được set, hoặc lỗi.

8. Kiểm tra đèn

Khi ấn nút Lamp Test, tất cả các đèn led trên mặt tủ sẽ sáng và còi buzzer kêu cho biết các đèn này còn làm việc, bất kì đèn nào không sáng khi ấn nút này cần được thay thế sửa chữa. Nút này có thể ấn ở bất kì mức truy cập nào.

9. Sự vô hiệu hóa

Có thể tắt một hay nhiều bộ phận nào đó của hệ thống. Điều này có thể bắt buộc khi có công trình đang làm việc có thể gây lỗi cho hệ thống.

10. Vô hiệu hóa zone

Để vô hiệu hóa zone, vặn khóa truy cập mức 2, ấn nút Mode cho đến khi hiện kí tự “d” xuất hiện, ấn nút Select chọn zone, sau đó ấn Enter, chấm đỏ bên phải đèn led 7 đoạn chớp sáng. Khi đó đèn Disable Led và đèn Zone Fault Led tương ứng sáng.

11. Vô hiệu hóa mạch chuông

Để vô hiệu hóa ngõ ra chuông, ấn nút Mode cho đến khi led 7 đoạn hiện “db”. Ấn nút Enter, khi đó ngõ ra chuông bị vô hiệu hóa, đèn Disablesounder Fault led sáng.

12. Kích hoạt thời gian trễ

Để kích hoạt thời gian trễ trên mỗi kênh ta cần thiết lập zone trễ tương ứng mục 31 đến 48 trong bảng cấu hình, ấn nút Mode cho đến khi “Ad” xuất hiện. Ấn nút Enter để kích khởi hệ thống vào chế độ trễ ngõ ra chuông thời gian trễ từ 00 đến 09 phút.