Hướng dẫn sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ FireNET

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY ĐỊA CHỈ FIRENET

  CHÚ THÍCH CÁC ĐÈN TRÊN MẶT TRUNG TÂM BÁO CHÁY

Fire: Đèn báo có sự kiện cháy.

AC power on: Đèn báo có nguồn AC.

Fire output active: Đèn báo các ngõ ra bị tác động bởi sự kiện cháy được kích khởi.

On test: Đèn báo đang trong quá trình kiểm tra hệ thống.

Panel sounder silenced: Đèn báo có sự kiện làm câm tiếng bip ở trung tâm báo cháy.

Delay active: Đèn báo thời gian trể bắt đầu kích khởi.

More events: Đèn báo có nhiều hơn một sự kiện đang xảy ra trên trung tâm báo cháy (cháy hoặc lỗi).

Point bypassed: Đèn báo có sự kiện bỏ qua thiết bị trên loop.

General trouble: Đèn báo có lỗi trên trung tâm báo cháy (lỗi nói chung).

Power trouble: Đèn báo có lỗi phần nguồn.

System trouble: Đèn báo có lỗi hệ thống.

NAC trouble: Đèn báo có lỗi ngõ NAC.

Superv trouble: Đèn báo thiết bị dạng giám sát bị lỗi.

  CHÚ THÍCH CÁC PHÍM BẤM TRÊN MẶT TỦ TRUNG TÂM

Programmable function: Phím chức năng có thể lập trình được.

Fire drill: Phím tạo tín hiệu báo cháy.

Reset: Phím khởi động lại hệ thống.

Lamp test: Phím kiểm tra tất cả các đèn trên mặt trung tâm báo cháy.

Panel sounder silence: Phím làm câm tiếng bíp trên trung tâm báo cháy.

Alarm silence: Phím làm câm tiếng chuông khi có sự kiện cháy.

Re-Sound alarm: Phím mở lại tiếng chuông sau khi ngắt.

Enter: Phím xác nhận.

Exit: Phím thoát.

More events: Phím xem các sụ kiện khác (nếu có nhiều hơn một lỗi)

More fire event: Phím xem các sự kiện cháy khác (nếu nhiều hơn một điểm cháy).    

Các phím 1,2,3,4: Phím chức năng.

Phím ?: Phím chú thích.

Hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm nhiều thiết bị, mỗi thiết bị được gán một địa chỉ và tên của khu vực mà nó được lắp. Địa chỉ và tên của khu vực bị cháy được hiển thị  trên mặt Trung tâm báo cháy.

  THAO TÁC KHI XẢY RA CHÁY

Khi có cháy Hệ thống báo cháy thể hiện như sau

  • Địa chỉ và tên của thiết bị tương ứng với khu vực có cháy hiển thị trên màn hình.
  • Còi chính bên trong trung tâm báo cháy báo và chuông kêu.

Quan sát màn hình để xác định chính xác khu vực có cháy.

Khẩn trương tới khu vực có báo cháy để xác mịnh sự kiện cháy.

Báo CS PCCC (số: 114) và thực hiện chữa cháy bằng phương tiện tại chỗ.

1.Thao tác sau khi chữa cháy

  Sau khi chắc chắn công tác chữa cháy đã hoàn tất, tiến hành khôi phục (RESET) Trung tâm báo cháy trở về điều kiện hoạt động bình thường.

  Nếu báo cháy bằng nhấn Hộp báo cháy bằng tay, thì phải Reset Hộp báo cháy trước khi Reset trung tâm báo cháy. Nếu Reset Trung tâm báo cháy trước khi Reset Hộp báo cháy, trung tâm báo cháy sẽ tiếp tục báo động trở lại.

Cách RESET hệ thống

  • Dùng chìa khóa hoặc password để đăng nhập mức 2.
  • Ấn nút RESET trên mặt trung tâm.

Sau khi đã RESET xong, phải chắc chắn hệ thống trở về trạng thái hoạt động bình thường:

Đèn báo nguồn điện xoay chiều “A.C. ON” sáng

Các đèn khác tắt.

2. Thao tác khi báo s cố

Tham khảo tài liệu kèm theo trung tâm báo cháy để biết cách phân biệt sự cố.

Đề nghị thông báo với đơn vị lắp đặt tới kiểm tra, sửa chữa khi hệ thống có sự cố.

Tắt còi báo động chính (còi gắn bên trong Trung tâm báo cháy)

  • Nhấn phím “Panel sounder Silence”, còi báo động tắt. Và đèn “Panel sounder silenced” sáng.
  • Còi báo động sẽ kêu lại nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo cháy khác.

 Tắt tiếng chuông/còi báo cháy (cả bên trong và ngoài trung tâm)

  • Nhấn phím “Alarm silence” tất cả chuông báo cháy bị tắt.

Mở lại tiếng chuông còi của hệ thống:

  • Nhấn phím “Re-Sound Alarm”.