Hướng dẫn lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ

CÁC BƯỚC KHI LẮP ĐẶT MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY ĐỊA CHỈ

Thông thường để lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ ta làm theo 4 bước sau, Tuy nhiên trong quá trình thi công tùy theo tình hình thực tế có thể thay đổi thứ tự các bước 

lap triinh

                        1                                        2                                      3                                     4

Kiểm tra bản vẽ, yêu cầu          Kéo dây, Lắp đặt                   Lập Trình                    Hoàn thành

Lắp đặt hệ thống báo cháy 

Bước I : Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công 

sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháySơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy cở bản

mbMặt bằng chi tiết bố trí thiết bị cơ bản

– Kiểm tra yêu cầu, phương án báo cháy của chủ đầu tư

– Kiểm tra tính toán số lượng thiết bị tổng thể  trên bản vẽ và số lượng cho từng Loop từng Loop

– Các kết nối, giao tiếp với các thiết bị khác ( PA, Thang Máy, quạt tạo áp … )

– Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị ( chuông đèn còi… ) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dung bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy

– Tính toán dung lượng ác quy ( thời gian hoạt động sau khi mât điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy )

– Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất ( Mạch vòng và mạch nhánh )

Bước 2 : Kéo dây, lắp đặt thiết bị ( Lắp đặt hệ thống báo cháy )

keo dây báo cháylắp đặt đầu báo khói hochiki SLV-24N

hochiki 4lắp đặt trung tâm báo cháy Hochiki 1 loop

– Kéo dây theo bản vẽ và  phương án đề ra

+ Dây nguồn ( Nguồn cho module, nguồn cho chuông đèn, đường nguồn điều khiển thống qua Module Relay

+ Dây tín hiệu ( Dây tin hiệu cho loop mạch vòng hoặc mạch nhánh, dây tin hiệu từ các module giám sát, đầu báo thường, ngõ vào của các module

– lắp đạt bố trí thiết bị theo phương án vị trí đã xác định

– Kiểm tra lắp đúng + – tín hiệu và nguồn

– Đo kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi do đi dây khác

 

Bước 3 : Lập Trình.

hochiki 5Phần mềm lập trình báo cháy Hochiki 

– Cho tủ học thiết bị, nhận các thiết bị đã gắn trên đường loop ( tùy theo loại tủ mà các lệnh này có tên khác nhau )

– Trong quá trình tù tự nhận thiết bị nếu hệ thống bị treo hai báo nhiều lỗi không rõ ràng, thì tắt nguồn tủ đo dây lại thông thường lỗi này do chạm chập

– Nếu tủ đã nhận thiết bị mà thiếu so với thực tế  ta sử lý như sau :

+ Đo kiểm tra nguồn tại thiết bị không nhận : có hai trường hợp sau

A : Có nguồn loop thông thường hơn 24 V ( kiểm tra lại – + tủ sẽ nhận )

B : Không co nguồn Loop ( khiểm tra lại dây dẫn có thể bị đứt lỗi do đi dây )

Sao khi kiểm tra hai bước trên cho tủ chạy tự đông nhận thiết bi nếu hệ thống vần không nhận thiết bị thiếu thì gỡ mang về bào hành. tuy nhiên trước khi mang đi bảo hành mang lại gắn trực tiếp tại tủ kiểm tra cho chắc

– Ngoài ra còn một số lỗi khác với thiết bị đã nhận :

+ Mất nguồn DC 24V ( kiểm tra lại nguồn cấp )

+ Hở mạch đầu vào mấy điện trở giám sat tại Module ( Kiểm tra lại điện trở gắn tại module theo đúng yêu cầu )

– Lập trình tên cho thiết bị thông thường đặt ( Vị trí- Tầng – Khu Vực )

– Lập trình điều khiển các thiết bị khác như yêu cầu 

– Kết nối ngõ chuồng trực tiếp trên tủ hoặc thông qua các module điều khiển chuông

– Kết nối đổ chương trình lên tủ. 

– Chờ tủ chạy song kiểm tra lại các lỗi pháy sinh, thông thường nếu không có lỗi tủ chỉ sáng 1 đèn báo nguồn duy nhất

 

Bước 4 : Kiểm tra hoàn thành

CAM00514Nghiệm thu 500KV Sông Mây

– Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực kiểm tra tên hiển thị tín hiệu chuông

– Kích hoạt thử các thiết bị đầu váo có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển

– Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ

– Bàn giao Nghiệm thu.