Hệ thống báo cháy cơ bản hiện nay gồm có những thiết bị gì
Thông tin chi tiết
Hệ thống báo cháy đã và đang là một trong những thiết bị an ninh cần thiết cho mỗi công trình xây dựng như khu chưng cư, nhà máy, xí nghiệp, công ty,…. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống này là đưa ra cảnh báo kịp thời khi có đám cháy mới xuất hiện để nguời quản lý có thể kịp thời ngăn chặn sự cố. Một hệ thống báo cháy gồm có những thiết bị gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cũng như nhiều hệ thống khác,khi tìm hiểu hệ thống báo cháy ta sẽ thấy nó gồm nhiều thiết bị khác nhau, về cơ bản, có thể chia thành các thành phần chính như sau:
1. Hệ thống thiết bị đầu vào:
– Đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
2. Trung tâm hệ thống báo cháy tự động:
– Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
3. Các thiết bị đầu ra:
– Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
– Chuông hệ thống báo động, còi báo động.
– Đèn báo động, đèn exit.
– Bộ quay số điện thoại tự động.
Hệ thống báo cháy được phân loại làm hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Trong khi hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể.
Nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống báo cháy
Control Panel – Trung tâm điều khiển hệ thống
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra sự cố, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn, …) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy,…).
Trong quá trình thiết kế hệ thống báo cháy nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy về tủ trung tâm gọi là một zone.
Annunciator (Bộ hiển thị phụ)
Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí, thì dùng annunciator như là một thiết bị hiển thị bổ sung. Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất. Annunciator là nơi hiển thị thứ hai.
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phân cảm nhiệt của đầu báo cháy, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 580C, 680C, 1080C chẳng hạn.
Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn; thí dụ tăng đột ngột 60C/phút, 80C/phút.
Đầu báo lửa
Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cùng nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.
Công tắc khẩn
Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công. Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy khởi kích.
Chuông – Còi – Loa phóng thanh – Đèn báo cháy
Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết, để tìm lối thoát hiểm.
Đối với đời sống hiện nay người dân cũng như chủ đầu tư công trình nên coi trọng công tác phòng cháy để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Bạn cần có những kiến thức cần thiết về các thiết bị trong hệ thống báo cháy trước để có sự chuẩn bị cho quá trình mua sắm của mình.